Châu Âu vốn được biết đến là một khối không thể tách rời, tuy nhiên mỗi quốc gia lại có hệ thống giáo dục và chương trình giảng dạy khác nhau. Mặc dù khối liên minh Châu Âu EU có hỗ trợ đối với giáo dục, tuy nhiên EU không can thiệp vào hệ thống giáo dục của các nước thành viên, mà mỗi quốc gia tự chịu trách nhiệm cho nền giáo dục riêng của họ.
- Tây Ban Nha
Hệ thống giáo dục Tây Ban Nha được phân chia thành 2 cấp bậc cơ bản: educación primaria ( cấp tiểu học) và educación secundaria (cấp trung học). Bậc tiểu học được chia thành 3 giai đoạn: thấp, trung và cao. Sau khi kết thúc tiểu học, học sinh sẽ tự động được lên trung học. Hoàn tất trung học, học sinh sẽ có 2 lựa chọn hoặc là học bachillerato để chuẩn bị cho cao đẳng, đại học, hoặc ciclos formativos tức là học nghề.
- Hy Lạp
Hệ thống giáo dục của Hy Lạp được chia thành 3 cấp bậc: tiểu học, trung học và sau trung học. Tiểu học được chia thành 2 độ tuổi: mẫu giáo kéo dài 1 đến 2 năm, và tiểu học có thời gian là 6 năm cho trẻ từ 6 – 12 tuổi.
Trung học cơ sở có thời gian học là 3 năm, sau đó học sinh có thể lựa chọn học Lykaion 3 năm để định hướng lên cao đẳng, đại học, hoặc học nghề.
Giáo dục tại Hy Lạp là bắt buộc đối với 9 năm học tiểu học và trung học cơ sở.
- Bồ Đào Nha
Hệ thống giáo dục của Bồ Đào Nha được chia thành 3 cấp bậc: mẫu giáo (từ 3 – 5 tuổi), bậc học cơ bản (từ 6 đến 15 tuổi), và bậc trung học (từ 15 – 18 tuổi).
- Mẫu giáo là không bắt buộc.
- Bậc học cơ bản: bắt buộc cho toàn bộ trẻ em, với thời gian học kéo dài 9 năm từ lớp 1 đến lớp 9.
- Bậc trung học: có thời gian học là 3 năm bao gồm lớp 10, 11 và 12 với nhiều chương trình học khác nhau, dành cho học sinh có định hướng tiếp tục học lên đại học, cao đẳng hoặc học nghề.
Xem thêm: Ưu nhược điểm định cư Châu âu
- Latvia
Hệ thống giáo dục của latvia được chia thành 3 cấp độ: mẫu giáo, cấp học cơ bản và trung học.
- Mẫu giáo: bắt buộc đối với độ tuổi từ 5 – 6 tuổi
- Bậc học cơ bản: kéo dài 9 năm từ lớp 1 đến lớp 9.
- Trung học: học sinh có thể học chương trình phổ thông để định hướng lên đại học, cao đẳng hoặc học nghề.
- Malta
Giáo dục tại Malta là bắt buộc đối với độ tuổi từ 5 -16 tuổi. Sau chương trình học bắt buộc thì học sinh có quyền lựa chọn các bậc học cao hơn.
- Mẫu giáo: từ 2 tuổi 9 tháng đến 5 tuổi
- Tiểu học: 5 – 11 tuổi
- Trung học: 11 -16 tuổi
Từ 16 -18 tuổi học sinh có thể theo học chương trình học định hướng đại học, cao đẳng hoặc học nghề.
- Đức
Trẻ em ở Đức bắt đầu chương trình học tiểu học từ 6 tuổi, cũng giống như nhiều quốc gia khác ở Châu Âu. Mục đích giảng dạy ở cấp tiểu học nhằm giúp cho trẻ làm quen với đọc và viết, cũng như làm toán đơn giản. Sau khi hoàn thành tiểu học, học sinh sẽ có lựa chọn 3 hướng học khác nhau cho cấp bậc cao hơn:
- Hauptschule: sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ nhận được bằng Hauptschulabschluss, đây là bằng cấp dành cho những người muốn theo đuổi ngành nghệ thuật (vẽ tranh, điêu khắc…)
- Realschule: dành cho học sinh quan tâm đến các ngành nghề về kinh tế.
- Gymnasium: với nhiều lựa chọn ngành nghề, dành cho học sinh muốn chuẩn bị để vào các trường cao đẳng.
- Pháp
Giáo dục ở Pháp được chia ra thành 3 cấp độ bắt buộc: l’école élémentaire, le collège, and le lycee. Trẻ em bắt đầu bậc tiểu học năm 6 tuổi. Chương trình học bao gồm 2 phần là giảng dạy kiến thức và kỹ năng. Sau khi hoàn thành tiểu học, học sinh sẽ tự động được lên cấp bậc tiếp theo.
Bậc học tiếp theo được gọi là “le college”, và học sinh sẽ cần trải qua kỳ thi cuối khóa “le brevet”. Sau đó, học sinh sẽ có 2 lựa chọn cho cấp bậc cao hơn: 3 năm trung học (lycee) hoặc học nghề (lycee professionnel). Khi kết thúc trung học, học sinh sẽ được cấp chứng chỉ baccalaureate, và có thể tiếp tục học cao hơn ở bậc đại học, cao đẳng.
Xem thêm: THƯỜNG TRÚ NHÂN LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU LONG TERM RESIDENT LÀ GÌ?