SO SÁNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ CHÂU ÂU

SO SÁNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ CHÂU ÂU

Định cư Châu u ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt nam

Định cư Châu Âu ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt nam, nguyên nhân chính bởi vì định cư Mỹ và Úc những năm gần đây có nhiều biến động và khó khăn hơn, Canada mặc dù đang rất mở cửa chào đón người nhập cư nhưng lại yêu cầu nhiều điều kiện mà không phải nhà đầu tư nào cũng đáp ứng được. Các chương trình đầu tư định cư Châu Âu hầu như không có yêu cầu đương đơn về bằng cấp, độ tuổi tối đa, kinh nghiệm, ngôn ngữ hay là thời gian lưu trú nhiều để duy trì tình trạng thẻ cư trú hoặc thẻ thường trú nhân. Nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn hơn giữa việc duy trì kinh doanh, cho con cái học tập và lên kế hoạch cho tương lai sau này. 

Các chương trình định cư Châu Âu phổ biến:

  • Đầu tư sở hữu bất động sản Bồ Đào Nha
  • Đầu tư sở hữu bất động sản Đảo Síp
  • Đầu tư sở hữu bất động sản Hy Lạp
  • Đầu tư sở hữu bất động sản cho thuê Hungary
  • Quyên góp chính phủ và sở hữu bất động sản hoặc thuê bất động sản Malta
  • Đầu tư cổ phần công ty Latvia
  • Đầu tư sở hữu bất động sản Tây Ban Nha

Xem thêm:

Lưu ý mua nhà định cư Châu Âu

Chuẩn bị thủ tục cho định cư Châu Âu 2023

Bảng so sánh các chương trình đầu tư định cư Châu Âu:

Các tiêu chí Bồ Đào Nha Đảo Síp Hy Lạp Hungary Malta Latvia Tây Ban Nha
Vốn đầu tư Tối thiểu 280,000 EUR Tối thiểu 300,000 EUR Tối thiểu 250,000 EUR Tối thiểu 200,000 EUR Khoảng 160,000 EUR Tối thiểu 60,000 EUR Tối thiểu 500,000 EUR
Thời gian làm hồ sơ Khoảng 1.5 năm Khoảng 6 tháng Khoảng 6 tháng Khoảng 4 tháng Khoảng 12 tháng Khoảng 6 tháng Khoảng 6 tháng
Loại thẻ Thẻ cư trú 2 năm Thẻ thường trú nhân vĩnh viễn Thẻ thường trú nhân vĩnh viễn Thẻ cư trú 3 năm Thẻ thường trú nhân vĩnh viễn Thẻ cư trú 1 năm Thẻ cư trú 2 năm
Thời gian lưu trú để duy trì/ gia hạn thẻ 7 ngày/ năm 2 năm đến Đảo Síp 1 lần Mỗi năm đến Hy Lạp 1 lần Không yêu cầu lưu trú Không yêu cầu lưu trú Không yêu cầu lưu trú Mỗi năm đến Tây Ban Nha 1 lần
Là thành viên khối Schengen không
Là thành viên khối liên minh Châu Âu EU
Loại hình đầu tư Sở hữu bất động sản nhà ở trong khu vực chỉ định hoặc thương mại Sở hữu bất động sản nhà ở mới hoặc thương mại Sở hữu bất động sản nhà ở hoặc thương mại Sở hữu và cho thuê bất động sản Quyên góp chính phủ và sở hữu bất động sản hoặc thuê nhà Đầu tư cổ phần công ty Sở hữu bất động sản nhà ở hoặc thương mại
Thành viên đi kèm hồ sơ Vợ chồng

Con cái độc thân phụ thuộc tài chính

Bố mẹ hai bên

Vợ chồng

Con cái độc thân phụ dưới 25 tuổi

Bố mẹ hai bên

Vợ chồng

Con cái độc thân dưới 21 tuổi

Bố mẹ hai bên

Vợ chồng

Con cái độc thân phụ thuộc tài chính dưới 21 tuổi

Bố mẹ hai bên

Vợ chồng

Con cái độc thân phụ thuộc tài chính

Bố mẹ hai bên

Vợ chồng

Con cái dưới 18 tuổi

Vợ chồng

Con cái dưới 18 tuổi

 

Theo bảng so sánh trên, nhà đầu tư có thể chia các chương trình định cư Châu Âu theo hai xu hướng: đầu tư lấy thẻ cư trú và đầu tư thẻ thường trú nhân. Câu hỏi đặt ra là: vậy sao mọi người không làm chương trình lấy thường trú nhân vĩnh viễn thôi mà lại phải làm các chương trình lấy thẻ cư trú làm gì?

Tùy theo mong muốn và mục đích cuối cùng của mỗi gia đình mà sẽ có quyết định đầu tư khác nhau. Ví dụ:

  • Đảo Síp không thuộc khối Schengen nhưng cộng đồng người Việt tại Síp cũng khá đông đến hơn 10,000 người. Đảo Síp khí hậu ôn hòa có thể sinh sống được.
  • Malta là chương trình nhận thường trú nhân, lại là quốc gia sử dụng tiếng Anh tuy nhiên lại quá nhỏ, khó sinh sống định cư lâu dài hơn.
  • Bồ Đào Nha tuy là chương trình nhận thẻ cư trú nhưng Bồ Đào Nha là quốc gia khí hậu dễ chịu, đang trên đà phát triển, có thể sinh sống lâu dài được.
  • Hungary hay Latvia chi phí sinh hoạt rất thấp, vốn đầu tư cũng thấp và đã có cộng đồng người Việt.
  • Tây Ban Nha là một quốc gia lớn, kinh tế đứng thứ 4 tại Châu Âu nên có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Huongdang.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *