ĐỊNH CƯ HÀ LAN

Chương trình định cư Hà Lan

chương trình định cư Hà Lan

Hà Lan nằm ở phía Tây Châu Âu, phía Đông giáp với Đức, phía Nam giáp với Bỉ, phía Bắc và phía Tây giáp với biển Bắc. Hà Lan được biết đến là một đất nước thân thiện với môi trường với nhiều dự án sử dụng năng lượng có thể tái tạo được, không khí trong lành và hệ thống chăm sóc y tế cực kỳ phát triển.

Chương trình đầu tư định cư Hà Lan ra mắt năm 2013, và được sửa đổi năm 2018 nhằm thu hút thêm nhà đầu tư. Với duy nhất một hạng mục đầu tư đó là: đầu tư số tiền tối thiểu 1.25 triệu EUR vào một công ty tại Hà Lan, hoặc một quỹ mạo hiểm (venture capital fund), và quỹ này sẽ đầu tư vào các công ty Start up tại Hà Lan.

 

Giới thiệu đất nước Hà Lan

Hà Lan nằm ở phía Tây Châu Âu, phía Đông giáp với Đức, phía Nam giáp với Bỉ, phía Bắc và phía Tây giáp với biển Bắc.

Amsterdam

Thủ đô

41,543 Km2

Diện tích

912.2 tỷ USD

GDP

Tiếng Hà Lan, tiếng Anh

Ngôn ngữ

~17.4 triệu người

Dân số

Quyền lợi chương trình định cư Hà Lan

Định cư Gia đình gồm đương đơn, người phối ngẫu và con cái dưới 18 tuổi

Gia đình gồm đương đơn, người phối ngẫu và con cái dưới 18 tuổi được cấp thẻ cư trú Hà Lan.

tự do trong khối Schengen không cần xin visa

Được đi lại tự do trong khối Schengen không cần xin visa, ở tối đa 90/180 ngày.

Được sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Lan

Được sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Lan.

Được nộp hồ sơ xin nhập tịch Hà Lan khi đạt đủ điều kiện.

Được nộp hồ sơ xin nhập tịch Hà Lan khi đạt đủ điều kiện.

Ưu nhược điểm của chương trình định cư Hà Lan

Ưu điểm của chương trình định cư Hà Lan

  • Chỉ yêu cầu lưu trú 4 tháng/ năm để duy trì và gia hạn thẻ cư trú.
  • Quy trình xử lý hồ sơ nhanh, thực hiện nộp hồ sơ và xin visa ngay tại lãnh sự quán hoặc tổng lãnh sự.
  • Đây là chương trình nộp hồ sơ chấp thuận trước, rồi mới tiến hành đầu tư.

Nhược điểm của chương trình định cư Hà Lan

  • Hà Lan hạn chế song tịch dual citizenship, nên trong nhiều trường hợp nhà đầu tư phải từ bỏ quốc tịch hiện tại thì mới có thể nhập tịch Hà Lan
  • Phải duy trì đầu tư thì mới xin gia hạn thẻ cư trú được.

Rủi ro và biện pháp khắc phục định cư Hà Lan

Rủi ro định cư Hà Lan

Đây là hình thức đầu tư vào công ty tại Hà Lan hoặc quỹ mạo hiểm mà quỹ này đầu tư vào các công ty start up tại Hà Lan, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro về vốn nếu công ty start up hoặc quỹ mạo hiểm không hoạt động tốt.

Biện pháp khắc phục rủi ro định cư Hà Lan

Tìm hiểu kỹ các quỹ mạo hiểm, xem xét lịch sử hoạt động, báo cáo tài chính và lãi suất đầu tư của quỹ, để đảm bảo quỹ này đang hoạt động tốt, và được kiểm soát chặt chẽ.

Điều kiện chương trình định cư Hà Lan

Điều kiện chương trình định cư Hà Lan

Điều kiện với đương đơn khá đơn giản:

  • Không yêu cầu bằng cấp
  • Không yêu cầu kinh nghiệm quản lý
  • Không yêu cầu tiếng Anh
  • Không quy định độ tuổi tối đa
  • Lý lịch tư pháp trong sạch
  • Mua bảo hiểm y tế

Điều kiện đầu tư định cư Hà Lan

Đầu tư tối thiểu 1.25 triệu EUR vào công ty tại Hà Lan hoặc Quỹ mạo hiểm (venture capital fund).

Đáp ứng 2 trong 3 điều kiện sau:

  • Tạo được ít nhất 10 việc làm trong 5 năm
  • Việc đầu tư đóng góp vào sự thay đổi – đổi mới của công ty tại Hà Lan. Ví dụ như đầu tư vào đổi mới công nghệ hoặc phi công nghệ, các lĩnh vực thuộc top sector như Agri – food, hóa chất, năng lượng…
  • Tạo ra những gia trị tăng thêm phi tài chính: ví dụ như nhà đầu tư tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng mạng lưới, khách hàng, kiến thức…

Hướng dẫn chi tiết định cư Hà Lan

Video chia sẻ chi tiết các thông tin, chính sách và cách thức định cư Hà Lan mới nhất

Quy trình xử lý hồ sơ chương trình định cư Hà Lan

01
Nộp hồ sơ
xin visa tạm thời

Nộp hồ sơ xin visa tạm thời (MVV), và hồ sơ xin thẻ cư trú tại lãnh sự quán/ tổng lãnh sự

02
Nhận chấp thuận

Nhận chấp thuận và visa tạm MVV

03
Thực hiện đầu tư

Sang Hà Lan thực hiện đầu tư và đăng ký cư trú

04
Nhận thẻ
cư trú

Nhận thẻ cư trú 3 năm

05
Gia hạn
thẻ cư trú

Gia hạn thẻ cư trú 5 năm

Giải đáp câu hỏi về chương trình định cư Hà Lan

1. Làm sao để được nhập tịch Hà Lan?

Yêu cầu nhập tịch Hà Lan bao gồm:

  • Đủ 18t trở lên
  • Cư trú tại Hà Lan liên tiếp 5 năm với thẻ cư trú
  • Thẻ cư trú phải cần được gia hạn đúng hạn trong thời gian ở Hà Lan
  • Có bằng ngôn ngữ tiếng Hà Lan A2. Chính phủ Hà Lan đang muốn tăng khả năng ngôn ngữ lên B1 tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức, vì vậy năm 2022 vẫn chỉ yêu cầu bằng A2.
  • Thi đậu kỳ thi Civic Integration exam, chủ yếu kỳ thi để kiểm tra kiến thức xã hội và khả năng ngôn ngữ, nếu thi đậu sẽ được nhận chứng chỉ diploma và nộp đơn xin nhập tịch.

Lưu ý: Chính phủ Hà Lan hạn chế song tịch chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, do đó để nhập tịch Hà Lan sẽ phải từ bỏ quốc tịch hiện tại.

2. Khi có thẻ cư trú, có được đi lại trong khối Schengen hay không?

Hà Lan thuộc khối Schengen, do đó khi có thẻ cư trú Hà Lan, Quý anh chị được phép đi lại trong khối Schengen tối đa 90/180 ngày không cần lí do.

3. Làm sao để gia hạn thẻ cư trú sau 3 năm?

3 tháng trước khi thẻ cư trú hết hạn Quý anh chị cần thực hiện gia hạn thẻ với các điều kiện sau:
– Vẫn còn đang giữ thẻ cư trú Hà Lan
– Vẫn đang đầu tư tại Hà Lan theo yêu cầu chương trình.
– Có địa chỉ cư trú tại Hà Lan
– Đóng Bảo hiểm Y tế đầy đủ
– Thời gian cư trú: có mặt tại Hà Lan tối thiểu 4 tháng/năm.